Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.

Bộ, ngành nhất trí với đề xuất ban hành Luật Thương mại điện tử

Tại Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử diễn ra chiều 9/4, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong quá trình đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã xây dựng 5 bộ tài liệu.

Cụ thể bao gồm: Tờ trình đề nghị xây dựng luật; báo cáo đánh giá tác động; báo cáo rà soát chính sách; báo cáo tổng kết thực thi pháp luật hiện hành và báo cáo quy phạm hóa chính sách.

Bộ Công Thương cũng đã xin ý kiến công khai hồ sơ xây dựng luật trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và tiến hành xin ý kiến bằng văn bản đến tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan.

Đến nay, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến góp ý của hơn 90 cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, trong đó có 20 bộ, ngành cơ quan của Chính phủ, 63 ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội và một số tổ chức doanh nghiệp.

“Các ý kiến đóng góp về cơ bản đều nhất trí với sự cần thiết ban hành riêng một đạo luật về thương mại điện tử. Đồng thời, cơ bản nhất trí với năm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử.

Ngày 4/4/2025, Bộ Công Thương đã gửi Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung xây dựng Luật Thương mại điện tử vào chương trình lập pháp Quốc hội năm 2025. Đồng thời, đề xuất dự thảo luật thông qua vào tháng 10/2025”, bà Lê Hoàng Oanh cho hay.

5 chính sách lớn được đề xuất

Cũng theo bà Lê Hoàng Oanh, trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành, xác định các nội dung cần thiết cần bổ sung hoàn thiện để hoạch định chính sách về thương mại điện tử trong thời gian tới, Bộ Công Thương xác định 5 chính sách lớn, cụ thể:

Thứ nhất, bổ sung và thống nhất các khái niệm theo các quy định pháp luật hiện hành. Mục tiêu của chính sách nhằm quy định rõ khái niệm nền tảng số, nền tảng số trung gian và các khái niệm khác phù hợp với lĩnh vực thương mại điện tử và đảm bảo hài hòa với các luật khác hiện hành; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Thứ hai, quy định các hình thức hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, quyền và nghĩa vụ liên quan với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót các mô hình hoạt động thương mại điện tử và các chủ thể tham gia; đảm bảo minh bạch về thẩm quyền, rõ ràng về giới hạn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp phân quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Cơ bản nhất trí việc ban hành Luật Thương mại điện tử
Quang cảnh Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử diễn ra chiều 9/4

 

Thứ ba, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử nhằm tạo cơ chế để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật về thương mại điện tử; tạo cơ chế để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các nền tảng thương mại điện tử.

Thứ tư, quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại với mục tiêu đối xử công bằng đối với các loại hình cung cấp dịch vụ tin cậy; nhanh chóng phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hợp đồng điện tử.

Thứ năm, quy định về xây dựng, phát triển thương mại điện tử nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy phát triển thương mại điện tử; thúc đẩy thương mại điện tử phát triển xanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế hiệu quả, tạo giá trị cho cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội công bằng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử hiện đứng thứ 3 tại Đông Nam Á, đạt khoảng 25 tỷ USD.

Trong tổng quy mô 36 tỷ USD của nền kinh tế số Việt Nam, thương mại điện tử chiếm tới 2/3. Đặc biệt, về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam hiện đang xếp thứ 5 trên toàn thế giới.

 

Báo Công Thương

Tin tức khác

Bế giảng Khoá đào tạo thực chiến

Bế giảng Khoá đào tạo thực chiến "Thái Nguyên Go Online 2025" thành công tốt đẹp

Chiều ngày 27 tháng 4 năm 2025, sau 03 ngày diễn ra sôi nổi, Lễ bế giảng "Thái Nguyên Go Online 2025" đã chính thức khép lại thành công Khoá đào tạo thực chiến chuyên sâu về quảng cáo và bán hàng trên nền tảng số, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các bạn trẻ tại Thái Nguyên.
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025

Ngày 25 tháng 4, tại Hà Nội, Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 diễn ra với chủ đề “Chiến thắng trong kỷ nguyên AI”. Đây là sự kiện thường niên do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương.
Khai giảng Khóa đào tạo thực chiến

Khai giảng Khóa đào tạo thực chiến "Thái Nguyên Go Online 2025"

Nhằm nâng cao năng lực thương mại điện tử (TMĐT) của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, quyết tâm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số khu vực trung du miền núi phía Bắc, UBND Tỉnh Thái Nguyên giao Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương và TikTok Việt Nam tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử - Go Online” tỉnh Thái Nguyên từ ngày 25 đến 29 tháng 4 năm 2025.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội