Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025

Ngày 25 tháng 4, tại Hà Nội, Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 diễn ra với chủ đề “Chiến thắng trong kỷ nguyên AI”. Đây là sự kiện thường niên do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 với chủ đề 'Chiến thắng trong kỷ nguyên AI', Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã công bố Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 (EBI 2025), hé lộ những con số ấn tượng, mở ra những hướng đi mới cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Báo cáo EBI 2025 được xây dựng trên cơ sở khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước.

Theo Báo cáo EBI 2025, Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là TP Hồ Chí Minh với 73,5 điểm; thứ ba là Đà Nẵng với 28,1 điểm và cũng có khoảng cách rất xa so với Hà Nội lên tới 46,6 điểm.

Theo VECOM, chỉ số EBI được xây dựng trên 3 nhóm tiêu chí, bao gồm hạ tầng và nguồn nhân lực, giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Việc nâng cao thứ hạng của mỗi địa phương phụ thuộc vào sự cải thiện 3 nhóm tiêu chí và các tiêu chí thành phần.

Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên VECOM thông tin về dịch vụ bưu chính chuyển phát cho thương mại điện tử, phân theo từng địa phương, đã được sử dụng trong tính toán chỉ số thương mại điện tử bán lẻ (B2C).

Điểm trung bình của chỉ số năm nay là 9,3 điểm, do đó khoảng cách về thương mại điện tử giữa hai trung tâm kinh tế Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố còn lại là rất lớn và có sự phân hóa mạnh.

 

Bảng xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử năm 2025: TP Hà Nội dẫn đầu. Ảnh: TTXVN

Bảng xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử năm 2025: TP Hà Nội dẫn đầu. Ảnh: TTXVN

Nếu như chỉ số về giao dịch B2C của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đạt từ 62,9 điểm trở lên, thì 61 địa phương còn lại có số điểm cao nhất chỉ đạt 4,5 điểm (tỉnh Bắc Ninh).

Ở chỉ số hạ tầng và nguồn nhân lực, 3 địa phương trong top đầu gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có số điểm thấp nhất là 76,9 thì 60 địa phương còn lại có số điểm cao nhất là 36 (TP Hải Phòng).

Ở chỉ số về giao dịch B2B, 3 địa phương top đầu là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng có số điểm từ 62,6 trở lên, 60 địa phương còn lại có số điểm cao nhất là 42,2 (tỉnh Bình Dương).

Theo VECOM, có những giải pháp dẫn tới tăng điểm tiêu chí thành phần tương đối nhanh, bao gồm nâng cao nhận thức về tên miền, tổ chức các hoạt động để nhiều hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, nâng cao chất lượng của dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh tại địa phương… Sở Công Thương là cơ quan nòng cốt triển khai các giải pháp này.

Để nâng cao một số tiêu chí thành phần, như doanh nghiệp hay thu nhập, đòi hỏi các giải pháp nhất quán, đồng bộ trong nhiều năm, từ cấp tỉnh tới nhiều cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, đầu tư, doanh nghiệp, khoa học và công nghệ, bưu chính, giao thông - vận tải…

Diễn đàn năm nay có sự đồng hành chuyên môn từ hơn 30 doanh nghiệp lớn trong ngành, mang đến hệ thống chủ đề đa dạng, xuyên suốt từ chiến lược đến vận hành, từ nội địa đến xuất khẩu toàn cầu. Các chủ đề của Diễn đàn năm nay tập trung vào việc tận dụng AI để cải thiện hiệu suất kinh doanh, tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu chi phí tiếp thị.

Với quy mô mở rộng, nội dung chuyên sâu và tinh thần cởi mở, Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2025 được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp Việt chinh phục kỷ nguyên số – nơi AI không chỉ là xu hướng, mà là vũ khí cạnh tranh sống còn.

Tin tức khác

Mời Đơn vị, Tổ chức, Doanh nghiệp tham gia Triển lãm và quảng bá sản phẩm, giải pháp tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025

Mời Đơn vị, Tổ chức, Doanh nghiệp tham gia Triển lãm và quảng bá sản phẩm, giải pháp tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) trân trọng mời các doanh nghiệp, tổ chức tham gia Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025 và khu vực Triển lãm trong khuôn khổ Vietnam International Sourcing 2025, diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06⁄9⁄2025 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
Ký kết hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Ký kết hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Chiều 10⁄7, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và mức độ minh bạch cao hơn. Trong bối cảnh này, việc nắm rõ và tuân thủ pháp luật không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội