Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến “giá trị Việt”. Shopee đã giới thiệu nhiều sáng kiến trách nhiệm xã hội nổi bật trong năm 2024.

Năm 2024 vừa qua, với sự đồng hành của các cơ quan Chính phủ, các hiệp hội cùng mạng lưới hàng trăm nhà sáng tạo nội dung và đối tác uy tín, Shopee đã mang tới nguồn trợ lực cần thiết cho hàng chục ngàn doanh nghiệp địa phương chuyển mình trong nền kinh tế số.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho biết: "Shopee không chỉ là một sàn thương mại điện tử, mà còn là người bạn đồng hành của hàng triệu doanh nghiệp Việt Nam trên hành trình chuyển đổi số. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp thiết thực, những chương trình đào tạo chuyên sâu và những sáng kiến đột phá để hỗ trợ các nhà bán hàng địa phương phát triển bền vững. Năm 2025, Shopee sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng, mở rộng quy mô hợp tác và đầu tư vào công nghệ, nhằm tạo ra một hệ sinh thái thương mại điện tử năng động, nơi sản phẩm Việt được vinh danh và người tiêu dùng Việt được trải nghiệm những giá trị tốt nhất."

Đẩy mạnh hợp tác đào tạo Thương mại điện tử và nâng cao chuyển đổi số

Những năm trở lại đây, Shopee đã và đang tích cực hợp tác cùng các hiệp hội, chính quyền địa phương và tổ chức có sức ảnh hưởng để triển khai các chương trình trọng điểm về chuyển đổi số. Nổi bật trong năm 2024 là các dự án “Chuyển đổi số doanh nghiệp Việt qua Thương mại điện tử”, “Shopee tiếp sức doanh nghiệp Việt” kết hợp cùng VECOM và “Phụ nữ ứng dụng chuyển đổi số” kết hợp cùng tổ chức CARE.

Tính đến cuối năm 2024, Shopee đã thành công đào tạo 20.000 doanh nghiệp từ 30 tỉnh thành trên khắp cả nước về kỹ năng ứng dụng TMĐT. Chuỗi hoạt động này cũng kết nối các nhà cung ứng và hộ sản xuất địa phương, giúp tăng đến 20 lần doanh thu và gián tiếp tạo ra hàng ngàn việc làm.

Trong năm 2025, dự án tiếp tục được nâng cấp về quy mô và mục tiêu, khởi động bằng lễ ký kết hợp tác cùng UBND tỉnh Thái Nguyên khai trương Gian hàng sản phẩm Thái Nguyên trực tuyến. Dự kiến trong năm nay, Shopee sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại 7 tỉnh thành trọng điểm khác.

Tôn vinh nông sản địa phương và lan tỏa tinh hoa văn hóa Việt

Trong những năm qua, Shopee đã triển khai rất nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp địa phương quảng bá các sản phẩm “made in Vietnam” thuộc đa dạng ngành hàng. Riêng trong năm 2024, Shopee đã giới thiệu hai chuỗi livestream định kỳ hàng tháng, gồm “Shopee Tinh Hoa Việt Du Ký” và “Đại tiệc livestream trái cây”.

Chương trình xoay quanh các mục tiêu trọng điểm gồm giúp doanh nghiệp và nông dân trực tiếp chia sẻ câu chuyện thương hiệu và lan tỏa nét đẹp văn hóa vùng miền. Tiếp theo là mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm địa phương và trái cây nội địa theo mùa. Cuối cùng là hỗ trợ nâng cao sinh kế cho nhà nông, giúp người dùng tiếp cận đa dạng sản phẩm Việt chất lượng với mức giá tốt.

Tính đến nay, Shopee đã kết hợp livestream với hơn 150 KOL/KOC, thu hút hơn 100 triệu lượt tiếp cận trên đa nền tảng. Các phiên phát sóng đã giúp bán ra hơn 80.000 đơn hàng nông đặc sản, hỗ trợ thương hiệu Việt đạt doanh thu tăng trưởng ấn tượng lên đến 30 lần.

Song song, Shopee cũng gián tiếp hỗ trợ hàng ngàn nông dân nâng cao sinh kế. Nổi bật là việc kết hợp cùng đối tác FoodMap hỗ trợ 30 nhà vườn và hộ dân đạt chứng chỉ VietGAP và phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Hỗ trợ nhà bán hàng và sản phẩm Việt xuất khẩu trực tuyến ra ASEAN

Không chỉ giúp các nhà bán hàng chuyển đổi số và phát triển kinh doanh TMĐT tại thị trường trong nước, Shopee còn hỗ trợ mở rộng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm ra thị trường quốc tế gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) thông qua chương trình Bán hàng toàn cầu (SIP).Tính đến hiện tại, SIP đã thu hút hơn 350.000 người bán tham gia, với hơn 15 triệu sản phẩm đăng bán tại thị trường nước ngoài. Chương trình hỗ trợ người bán đạt tăng trưởng doanh thu đều đặn 20-30%. Trong đó, thời trang là ngành hàng được yêu thích nhất với người dùng nước ngoài.

Trong năm 2025, Shoppe sẽ tiếp tục duy trì các chương trình trọng điểm này và giới thiệu thêm nhiều sáng kiến mới nhằm hỗ trợ tối đa cho cộng đồng nhà bán hàng địa phương, góp phần thúc đẩy tinh thần “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và nâng cao vị thế của sản phẩm Việt cả ở trong nước lẫn nước ngoài.

Theo Báo Công Thương

Tin tức khác

Cổng thông tin Vietnamexport

Cổng thông tin Vietnamexport

Năm 2008, Cổng thông tin Thị trường nước ngoài (VietnamExport.com) đã được xây dựng và đi vào hoạt động với vai trò là cầu nối giữa Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các đơn vị quản lý của Bộ Công Thương với doanh nghiệp xuất khẩu. Chức năng chính của Cổng là cung cấp các thông tin, diễn biến thị trường nước ngoài; cảnh báo lừa đảo trong giao thương; cung cấp cơ hội giao thương; cung cấp các tài liệu hướng dẫn thâm nhập thị trường, kết nối doanh nghiệp XK.
Nền tảng tin nhắn thương hiệu (EcomSMS)

Nền tảng tin nhắn thương hiệu (EcomSMS)

Giải pháp hỗ trợ toàn diện cho hoạt động Thương mại điện tử với các giải pháp tin nhắn brandname cho đơn hàng, định danh khách hàng, tin nhắn CSKH, quản lý giao dịch; hướng đến hỗ trợ thu nhận, giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội