Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Hệ thống truy xuất nguồn gốc

Hoạt động thương mại ngày càng phát triển, việc dịch chuyển từ hành vi mua hàng truyền thống sang mua bán trực tuyến diễn ra ngày càng nhanh chóng. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam theo ước tính đến năm 2020 sẽ đạt mốc 10 tỷ USD, phạm vi hàng hoá cũng rất rộng lớn từ nông sản, thực phẩm, thời trang cho đến máy móc, thiết bị công nghệ, y dược phẩm... Hàng hoá mua bán qua giao dịch điện tử do đó cũng đòi hỏi những công cụ kiểm tra, giám sát ngày càng cao để tránh việc mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ngành Công thương được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động thương mại điện tử nên việc kiểm soát hàng hoá một cách đồng bộ từ khâu sản xuất, phân phối (hàng hoá vật lý) trước khi đưa lên sàn/website thương mại điện tử là vô cùng quan trọng. Đây sẽ là yếu tố giúp đảm bảo tính minh bạch, chính xác đối với việc giao dịch điện tử, qua đó làm tăng sự tin cậy của người tiêu dùng, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động TMĐT. Đặc biệt nó sẽ làm gia tăng cả về quy mô và giá trị TMĐT, góp phần hiện đại hoá lĩnh vực thương mại. Trên hết, những công cụ kiểm tra, giám sát này cũng chính là bước truy xuất nguồn gốc hiệu quả cho TMĐT.

Hiện nay truy xuất nguồn gốc là điều kiện mới chỉ dừng ở mức khuyến khích đối với hàng hoá ở Việt Nam, nhưng nó đã đóng góp vai trò lớn trong việc nâng cao giá trị hàng hoá và góp phần thay đổi tư duy, nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, người bán hàng đối với hàng hoá khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Đến nay, hoạt động truy xuất nguồn gốc đã và đang được từng bước được triển khai tại các địa phương. Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, hàng hóa ngày càng thông dụng và nhận thức của người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm có truy xuất nguồn gốc cũng ngày càng được nâng cao.

Một số tỉnh/Thành phố đã áp dụng các mô hình truy xuất nguồn gốc khác nhau và sử dụng tem điện tử để dán lên các sản phẩm hàng hóa, trong đó tập trung vào một số mặt hàng nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, đa phần các hoạt động truy xuất này còn mang tính tự phát, không mang lại hiệu quả, làm sai lệch bản chất của việc truy xuất do tổ chức thông tin thiếu khoa học, thiếu tính định hướng người tiêu dùng, phần mềm quét mã trói buộc bởi nhà cung cấp cấp dịch vụ, hiểu nhầm về cách thức triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt chưa thể hiện được vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc (chưa theo dõi dữ liệu nhà sản xuất theo thời gian thực), phát hành số lượng tem/nhãn không có kiểm soát. doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (DN/CSSX) không được làm chủ thông tin, không gắn với việc bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm của DN/CSSX.

Sự ra đời của hệ thống truy xuất nguồn gốc (www.Votas.vn) có tác dụng bảo vệ người tiêu dùng tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, chung tay vì cuộc sống an toàn hơn, tiết kiệm hơn; Bảo vệ thương hiệu, uy tín, và giá trị đích thực của những doanh nghiệp, những sản phẩm chất lượng trên thị trường; Chung tay cùng toàn xã hội trong cuộc chiến chống hàng giả, bảo vệ lợi ích cộng đồng.

Tin tức khác

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và mức độ minh bạch cao hơn. Trong bối cảnh này, việc nắm rõ và tuân thủ pháp luật không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 40⁄2025⁄TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C⁄O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146⁄2025⁄NĐ-CP ngày 12⁄6⁄2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Doanh nghiệp TMĐT: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững

Doanh nghiệp TMĐT: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững

Chiều ngày 25⁄6⁄2025, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng TikTok Việt Nam, Ngân hàng BIDV và các đơn vị tư vấn vận hành TMĐT tổ chức chương trình đào tạo với chủ đề “Kinh doanh dài lâu - Bắt đầu từ luật”. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tuân thủ pháp luật trong môi trường số đang ngày càng phát triển.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội