Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Chủ gian hàng Shopee đã có thể bán hàng ra nước ngoài

Các mặt hàng tiềm năng như thủ công mỹ nghệ, thực phẩm khô và thời trang truyền thống sẽ được ưu tiên giới thiệu trên bản đồ thương mại điện tử ASEAN.

Ngày 14-4, sàn thương mại điện tử Shopee ra mắt dự án "Tinh Hoa Việt Chung Sức" trên Shopee Live, với mục tiêu chung sức cùng cộng đồng doanh nghiệp và nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam.

Đây là dự án mở rộng và tiếp nối chương trình Tinh Hoa Việt Du Ký 2024mang lại trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí mới mẻ hơn với nhiều thương hiệu "Made in Vietnam" chất lượng, đa dạng ngành hàng.

Các tập livestream "Tinh Hoa Việt Chung Sức" 2025 sẽ được phát sóng định kỳ trên ứng dụng Shopee vào ngày 15 hằng tháng.

Theo Shopee, dự án là điểm nhấn đầu tiên trong sáng kiến Shopee Glocal nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân địa phương trong quá trình chuyển đổi số của Shopee tại Việt Nam.

Để thúc đẩy ngày càng nhiều hàng Việt xuất ngoại, đại diện Shopee cho biết từ tháng 4, Shopee sẽ triển khai các gói hỗ trợ đặc biệt, bao gồm miễn phí vận chuyển quốc tế, dịch vụ tư vấn thị trường và công cụ quảng cáo, giúp người bán đã đăng ký chương trình, phổ biến sản phẩm Việt đến người dùng tại Thái Lan, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia và Malaysia.

Các mặt hàng tiềm năng như thủ công mỹ nghệ, thực phẩm khô và thời trang truyền thống sẽ được ưu tiên giới thiệu.

Từ tháng 4 năm nay, Shopee sẽ triển khai các gói hỗ trợ đặc biệt, giúp người bán phổ biến sản phẩm Việt đến người dùng tại khu vực ASEAN

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Shopee Việt Nam, cho biết việc mở rộng quy mô dự án cũng là một phần tâm huyết của sàn đối với cộng đồng người bán địa phương trong việc kết nối các giá trị và đặc trưng địa phương với tệp người dùng rộng hơn qua kênh thương mại điện tử.

"Dự án là lời cam kết chung sức của Shopee, doanh nghiệp, và người dùng để tôn vinh sản phẩm Việt, khẳng định niềm tự hào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" - ông Tuấn Anh chia sẻ.   

Theo Người lao động

Tin tức khác

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và mức độ minh bạch cao hơn. Trong bối cảnh này, việc nắm rõ và tuân thủ pháp luật không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 40⁄2025⁄TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C⁄O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146⁄2025⁄NĐ-CP ngày 12⁄6⁄2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Doanh nghiệp TMĐT: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững

Doanh nghiệp TMĐT: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững

Chiều ngày 25⁄6⁄2025, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng TikTok Việt Nam, Ngân hàng BIDV và các đơn vị tư vấn vận hành TMĐT tổ chức chương trình đào tạo với chủ đề “Kinh doanh dài lâu - Bắt đầu từ luật”. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tuân thủ pháp luật trong môi trường số đang ngày càng phát triển.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội