Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Đề xuất phạt đến 10 năm tù với người bán thực phẩm giả trên sàn thương mại điện tử

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm 'Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên' bị đề xuất mức phạt tù 5-10 năm.

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất nhiều tội phải chịu trách nhiệm hình sự, mức phạt tiền cũng tăng với hơn 160 tội danh trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Đáng chú ý, tại dự thảo này, Bộ Công an đề xuất bổ sung án tù với hành vi vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử.

Theo đó, tại Điều 193 dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, quy định "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm", mức phạt với hành vi này bị đề xuất tăng gấp đôi mức phạt bổ sung, từ 20-100 triệu lên 40-200 triệu đồng.

 

Sản phẩm Thực phẩm bổ sung Kera SuperGreens Gummies (kẹo Kera) được xác định là hàng giả.

Sản phẩm Thực phẩm bổ sung Kera SuperGreens Gummies (kẹo Kera) được xác định là hàng giả

Cùng với đó, cá nhân phạm tội bị cấm hành nghề, làm công việc nhất định 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tới 36 tỷ đồng, gấp đôi mức phạt hiện hành.

Pháp nhân vi phạm cũng bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây thiệt hại hoặc có khả gây thiệt hại tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Đáng chu ý, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù 5-10 năm. Đây là đề xuất mới tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.

Thời gian qua, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối và hiện là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với cách thức mua hàng trên thương mại điện tử, các đối tượng lợi dụng hình thức này để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng. Cùng với đó, kênh thương mại điện tử bị lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các hành vi này ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Tin tức khác

Cổng thông tin Vietnamexport

Cổng thông tin Vietnamexport

Năm 2008, Cổng thông tin Thị trường nước ngoài (VietnamExport.com) đã được xây dựng và đi vào hoạt động với vai trò là cầu nối giữa Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các đơn vị quản lý của Bộ Công Thương với doanh nghiệp xuất khẩu. Chức năng chính của Cổng là cung cấp các thông tin, diễn biến thị trường nước ngoài; cảnh báo lừa đảo trong giao thương; cung cấp cơ hội giao thương; cung cấp các tài liệu hướng dẫn thâm nhập thị trường, kết nối doanh nghiệp XK.
Nền tảng tin nhắn thương hiệu (EcomSMS)

Nền tảng tin nhắn thương hiệu (EcomSMS)

Giải pháp hỗ trợ toàn diện cho hoạt động Thương mại điện tử với các giải pháp tin nhắn brandname cho đơn hàng, định danh khách hàng, tin nhắn CSKH, quản lý giao dịch; hướng đến hỗ trợ thu nhận, giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội