Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Sàn Việt

Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến trên các sàn TMĐT của các địa phương: Nguồn lực đầu tư hạn chế, hoạt động rời rạc, số lượng và chủng loại mặt hàng không nhiều, các chương trình khuyến mãi ưu đãi nghèo nàn, hoạt động rời rạc thiếu sự kết nối thông tin giao thương dẫn đến hầu hết các sàn địa phương hiện nay hoạt động kém hiệu quả.

Chính vì thế đặt ra bài toán làm thế nào để các sàn địa phương có thể phát triển tốt vừa đảm bảo tính chất vùng miền vừa tận dụng được các nền tảng thương mại điện tử chiếm thị phần lớn. Đề án “Hoàn thiện và phát triển sàn hợp nhất” (địa chỉ: www.sanviet.vn) sẽ liên kết, kết nối các sàn thương mại điện tử địa phương với nhau và với các sàn thương mại điện tử phổ biến tạo nên một môi trường kết nối giao thương đa chiều hiệu quả.

Sàn TMĐT hợp nhất là mô hình chuỗi cung ứng hàng hóa tập trung từ trung ương đến địa phương và cũng là địa điểm để chia sẻ, giao lưu hàng hóa giữa các địa phương trên toàn quốc, ngoài ra sàn TMĐT hợp nhất còn cung cấp các công cụ tiếp thị, xúc tiến bán hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào một địa chỉ tên miền là có thể thực hiện hầu hết mọi thao tác trên cùng 01 nền tảng. Qua đó giúp doanh nghiệp, cá nhân phát triển TMĐT, đồng thời tạo ra sự tập trung, thu hút được lượng lớn nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng.

Đề án hướng tới mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng 01 Nền tảng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh thành;

- Tập hợp thông tin xúc tiến toàn quốc trên cùng 01 nền tảng hợp nhất;

- Tăng cơ hội giao thương, bán hàng cho mỗi địa phương/doanh nghiệp; các sản phẩm thời vụ của địa phương.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

  • Quản lý tập trung, đồng nhất các sàn trên toàn quốc chỉ trên 01 nền tảng;
  • Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực trạng sản xuất của doanh nghiệp, địa phương mình;
  • Hoạch định chính sách, chiến lược sản xuất theo vùng, miền;
  • Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Thuận lợi hoá trong khâu lưu thông hàng hoá;
  • Tạo công cụ hỗ trợ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TMĐT trên toàn quốc.

Tin tức khác

Mời Đơn vị, Tổ chức, Doanh nghiệp tham gia Triển lãm và quảng bá sản phẩm, giải pháp tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025

Mời Đơn vị, Tổ chức, Doanh nghiệp tham gia Triển lãm và quảng bá sản phẩm, giải pháp tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) trân trọng mời các doanh nghiệp, tổ chức tham gia Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025 và khu vực Triển lãm trong khuôn khổ Vietnam International Sourcing 2025, diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06⁄9⁄2025 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
Ký kết hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Ký kết hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Chiều 10⁄7, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và mức độ minh bạch cao hơn. Trong bối cảnh này, việc nắm rõ và tuân thủ pháp luật không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội