Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Trung tâm phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số

Hệ thống hóa đơn điện tử (Hóa đơn CT)

Hóa đơn CT được Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số xây dựng, vận hành, phát triển với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng các giải pháp về chứng từ điện tử trong thương mại bao gồm hóa đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại khác.

Hóa đơn CT tuân thủ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn CT là tập hợp thông điệp dữ liệu về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Ưu điểm của giải pháp Hóa đơn điện tử do Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghê số cung cấp:

– Tối ưu chi phí và thời gian;

– Phiên bản web tiện lợi, ký mọi lúc, mọi nơi;

– Đáp ứng khả năng ký hoá đơn hàng loạt của doanh nghiệp;

– Tiết kiệm hơn 70% chi phí in ấn, chuyển phát;

– Pháp lý và bảo mật;

– Bảo mật tuyệt đối;

– Đáp ứng đầy đủ tính pháp lý quy định của nhà nước;

– Sẵn sàng kết nối với cổng xác thực của các cơ quan thuế;

– Tiện ích và lưu trữ không giới hạn;

– Lưu trữ online và offline. Không giới hạn dung lượng;

– Dễ dàng tích hợp với phần mềm có sẵn của doanh nghiệp như: ERP, SAP, CRM, phần mềm kế toán…;

– Phân quyền người dùng theo nhu cầu quản trị;

– Hỗ trợ đa dạng báo cáo, thống kê.

Tin tức khác

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thương mại điện tử Việt Nam: Bước chuyển mình sang kỷ nguyên chuyên nghiệp và minh bạch

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và mức độ minh bạch cao hơn. Trong bối cảnh này, việc nắm rõ và tuân thủ pháp luật không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 40⁄2025⁄TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C⁄O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146⁄2025⁄NĐ-CP ngày 12⁄6⁄2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Doanh nghiệp TMĐT: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững

Doanh nghiệp TMĐT: Nắm vững chính sách để phát triển bền vững

Chiều ngày 25⁄6⁄2025, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng TikTok Việt Nam, Ngân hàng BIDV và các đơn vị tư vấn vận hành TMĐT tổ chức chương trình đào tạo với chủ đề “Kinh doanh dài lâu - Bắt đầu từ luật”. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tuân thủ pháp luật trong môi trường số đang ngày càng phát triển.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội